Dọc đường

210,000 

Nhà văn Nguyên Ngọc tự nhận mình là một người ham sống. Quả thật có thể nhìn ra điều ấy trong tập sách Dọc đường dày dặn này, tuyển những bài viết và ghi chép của ông trên một hành trình sống đầy ắp trải nghiệm.

Những cuốn sách đã đọc, những con người đã gặp, những vùng đất đã lang bạt, được nhà văn Nguyên Ngọc ghi lại vừa chân thực, giàu cảm xúc, suy tư, luôn đặt ra những vấn đề lớn: trách nhiệm của người viết, dịch thuật và sự phát triển của dân tộc, sự vượt thoát của văn chương, những giá trị quá khứ bị lãng quên, tình yêu và chiến tranh, sự nghiệp giáo dục, con người tự chủ…

Trên những trang viết này, chúng ra nhận ra những trằn trọc khôn nguôi và tấm lòng tưởng yên ổn mà luôn xáo động của một người trí thức

Description

ĐI VÀ NGẪM

Là phần hay nhất và cũng là thú vị nhất trong những trang viết của Nguyên Ngọc, về những kỉ niệm và các nơi chốn đã đặt chân qua. Đó là Hà Nội với những nếp nhà của những người Hà thành nổi tiếng thanh lịch giờ đây nằm khuất sau những mặt tiền bành trướng của thời kinh tế mở cửa. Nguyên Ngọc mô tả tình yêu với chính Hà Nội một cách khao khát, mà đầy buồn cảm trước những hiện thực bị xé lẻ, băm vằm bởi kinh doanh, bon chen… nhưng vẫn vững tin vào sức đề kháng vẫn còn tồn tại đã rất nhiều năm.

Hướng lên phía Bắc là những hồi tưởng về cuộc chiến chống thỗ phỉ những năm 1959 ở vùng Mèo Vạc – Đồng Văn, cũng như chuyện tình có nhiều bất trắc. Thế nhưng bỏ qua hết những dữ dằn, lộn xộn thời đại; thì cảnh sắc, không khí, cũng như những sự đa dạng đã được Nguyên Ngọc mô tả vô cùng rõ ràng, sắc nét, với những thung sâu, dốc đứng, những cao nguyên đá lỏm chỏm và những chàng trai – cô gái tươi vui trong phiên chợ tình.

Ngược về miền Tây sông nước thuần chất là những chuyến đi cùng Nguyễn Ngọc Tư vào rừng U Minh giữa những rừng tràm. Chính cũng ở đây ông tin vào trong sự sống bất diệt của rừng, của tràm, của vòng tuần hoàn tự nhiên, nơi con người sống thật giao hòa cũng như thân thiện với từng tổ ong, con rắn, con rùa… vì những thứ nào của rừng cũng có chủ riêng.

Đó còn là hành trình ra những cù lao với những nông dân chân chất thiện lành. Là vùng Trà Vinh với những cây sao cao vút, thẳng tắp, còn mỗi khu phố thì tăm tắp như lối bàn cờ. Những tối nơi đó bàng hoàng tỉnh giấc như thể đang ở vương quốc Phù Nam huyền thoại một lần sống dậy.

Ngược về miền Trung, Nguyên Ngọc dẫn dắt người đọc về quê hương mình, với sông Trường Giang và vùng Hội An rất nhiều nhân tài. Ở Mỹ Sơn, ông cũng họa nên những “cây tháp” Chăm, nơi những mạch vữa là thứ nhựa cây liên kết với nhau, cắm sâu vào đất dễ đến hàng nghìn năm nay để mà nuôi dưỡng cũng như giao hòa cả thân thể chúng.

Về với Tây Nguyên và làng Ba Na như cá gặp nước, Nguyên Ngọc sau Các bạn tôi ở trên ấy thì ở Dọc đường cũng kịp buông ra tiếng thở dài, vì rừng của làng, vì đất của làng… giờ đây đang dần bớt đi một cách từ từ. Bởi rằng làng là cao nhất, và bất cứ người nào, cây rừng nào, mảnh đất nào cũng được che chở, và là một phần cơ thể của ngôi làng lớn, nên giờ đây họ dần trở thành những người xa lạ với chính ngôi làng và cơ thể mình. Tuy là một tiếng thở dài, thế nhưng ông cũng không quên cho thấy đời sống đã từng rực rỡ cũng như sống động nơi mảnh đất này.

Dọc đường là tập ghi chép vô cùng đầy đủ mà cũng cá nhân, để thông qua đó ta thấy một nhà văn vẫn luôn bận lòng với sự phát triển, không chỉ của riêng văn chương, nghệ thuật; mà lớn hơn còn là đất nước, quốc gia. Tự nhận là người ham sống, hơn bao giờ hết tập sách này đã thể hiện một Nguyên Ngọc sáng rõ, suy tư và luôn vận động không ngừng.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Dọc đường”

Your email address will not be published. Required fields are marked *